Bài viết mới nhất
5 Người Giỏi Nhất Giúp Bạn Thành Công Chẳng ai có thể tự mình hoàn thành được những việc quan trọng. Hãy nghĩ tới 5 người bạn đang dành nhiều thời gian nhất với họ và trả lời câu hỏi đơn giản sau: Họ có khiến bạn trở nên tốt đẹp hơn không? Những ai sẽ ở trong top 5 người này? Dưới đây là những hướng dẫn giúp bạn xác định top 5 người này. Đây là những người có những kỹ năng và chuyên môn đặc biệt, khuyến khích, truyền cảm hứng, cho bạn khả năng, thách thức và thúc ép bạn phát huy tốt nhất khả năng của mình. Cách tốt nhất là hãy coi họ như là 5 thành viên của một đội bóng rổ. Mỗi cầu thủ đều có vai trò riêng. Dưới đây là những vị trí then chốt giúp bạn dễ xác định: 1. Hậu vệ dẫn bóng - Người tạo điều kiện. Hậu vệ dẫn bóng là người bao quát sân. Họ thấy được bức tranh toàn cảnh và hỗ trợ bạn quản lý dòng thông tin. Họ giỏi trong việc đoán biết khi nào bạn có thể đẩy nhanh hay giảm tốc độ mọi việc. Tóm lại, họ có thể thấy những việc mà bạn không thể. 2. Hậu vệ ghi điểm - Người làm nên cuộc chơi. Tiền vệ là món Molotov Cocktail. Họ làm sáng lên bảng thông báo tỷ số. Họ là người quyết định mọi việc xảy ra trong cuộc đời họ và khi bạn cần một cú đánh thức tỉnh trí sáng tạo, thảo luận góp ý ý tưởng kinh doanh hoặc một sự thúc ép, họ là người của bạn. Họ tiến nhanh và không có nhiều kiên nhẫn với sự thiếu quyết đoán. Họ nhắc cho bạn nhớ rằng bạn vừa bỏ lỡ một bàn, hãy tiếp tục ném bóng. 3. Tiên phong phụ - Người khích lệ. Người ở phía sau là một trong những người bị đánh giá thấp nhất trong đội. Họ làm những công việc mà nhiều người không thấy và những việc đó không thể hiện trên bảng thống kê số liệu của trận đấu. Nhưng khi có họ, bạn sẽ phát huy được năng lực tốt nhất của bạn. Trong những lúc khó khăn, họ trợ giúp bạn bằng cách đưa ra những ý kiến, quan điểm và họ không bao giờ phá vỡ cam kết. 4. Tiên phong chính - Chuyên gia. Bạn vừa yêu lại vừa ghét những người này. Tài năng của họ khiến bạn phải chịu trách nhiệm với những gì bạn hứa là sẽ làm. Nếu bạn nói với họ rằng bạn sẽ viết một cuốn sách, họ sẽ đặt những câu hỏi như: “Thế khi nào thì anh hoàn thành nó?” Họ dựa vào những số liệu và đo lường thành công bằng qua những tiến bộ mà bạn đã đạt được hay không đạt được. 5. Trung phong - Người mạnh mẽ. Đây là những người có kinh nghiệm. Khi bạn cảm thấy thế giới như sụp đổ với bạn, họ sẽ nhắc cho bạn nhớ điều gì mới là quan trọng nhất. Họ chắc chắn giúp bạn không nhầm lẫn rừng với khu đất nhiều cây. Họ biết rằng các mục tiêu là rất tuyệt vời nhưng đôi khi chúng ta lại quên mất mục đích ban đầu của những việc chúng ta đang làm. Bạn cần họ để giữ bạn luôn đứng trên mặt đất và được hỗ trợ. Dành thời gian với những người thuộc top đầu không hề dễ. Tại sao vậy? Vì họ sẽ luôn lên dây cót bạn. Họ sẽ không chấp nhận những lý do bào chữa. Họ sẽ khiến bạn thực hiện những điều bạn hứa. Họ khiến bạn bước ra khỏi vùng thoải mái. Tin tốt là tấm rào cản tích cực này là khởi nguồn cho sự phát triển, đột phá. Năm người đầu tiên này không phải lúc nào cũng là những người bạn tốt nhất của bạn. Bạn thậm chí còn không trò chuyện với họ hằng ngày. Nhưng khi đến giờ chơi bóng, họ sẽ khiến bạn bộc lộ những gì tốt nhất. Và chắc chắn, sẽ còn có những cầu thủ tài năng khác trên ghế dự bị và sẽ có lúc bạn gặp họ. Nhưng năm người bạn gặp đầu tiên này đóng vai trò quyết định đối với việc thành bại của bạn. Đừng ngại làm việc với những người giỏi nhất. Hãy để những người giỏi nhất luôn ở quanh bạn. Theo cafebiz
Những Kẻ “Đối Nghịch”,
Xử Lý Như Thế Nào?
Bài thuyết trình có thể
khiến cử tọa có những cảm xúc tích cực mạnh mẽ hoặc chống đối quyết liệt
với diễn giả. Để ứng phó với những trường hợp này, bạn phải rèn luyện khả năng
vừa ứng phó hữu hiệu với những ý kiến “đối nghịch” công khai, vừa xử lý tốt những
ý kiến đồng tình nhưng thầm lặng.
Nhận biết những kẻ “đối
nghị”
Bạn nên học cách nhận biết những người chuyên cố ý phá rối
buổi thuyết trình để lựa chọn cách đối phó hữu hiệu nhất với họ. Những kẻ muốn
gây sự chú ý luôn tìm cách chế nhạo bài thuyết trình của diễn giả để chứng tỏ
mình thông minh hơn, trongkhi những người khác có thể vô tình hưởng ứng những
kiểu câu hỏi chỉ vì mục đích gây ấn tượng chứ không hề có dụng ý xấu đối với diễn
giả. Điều gây phiền phức cho diễn giả chính là những kẻ thích vặn vẹo, họ không
đồng tình với những gì vừa được nghe và tỏ ra gây khó dễ cho diễn giả.
Xử lý những kẻ phá rối
Những kẻ phá rối thường thể hiện mình ở mọi tình huống, như
quấy rối diễn giả bằng những nhận xét tiêu cực hay ngắt lời khi diễn giả đang
trình bày. Để xử lý những kẻ phá rối này, bạn cần lịch sự nhưng cũng nên kiên
quyết đúng mức. Mục tiêu của bạn là lôi kéo cử tọa ủng hộ mình. Đây là công việc
khá tế nhị, nhưng nếu bạn không xử lý tốt, có nguy cơ những kẻ này sẽ phá hỏng
buổi thuyết trình của bạn. Hoặc sự phá rối sẽ lây sang các cử tọa khác có mặt tại
buổi thuyết trình.
Nếu có người khác bác bỏ những điều bạn vửa trình bày, thì
hãy tránh tranh cãi với người đó, tốt nhất nên đưa ra các dữ kiện, các bằng chứng
để làm sáng tỏ vấn đề đó. Còn nếu liên quan đến ý kiến cá nhân, bạn hãy trình
bày thẳng thắn. Đây là buổi thuyết trình của bạn, nhưng cũng nên để cho những
người thích hỏi gặng có cơ hội nói lên chính kiến của họ.
Xử lý các bất đồng của
cử tọa
Trong suy nghĩ của cử tọa, bạn là người đóng vai trò hòa giải
nếu các cử tọa xảy ra bất đồng nghiêm trọng, khiến buổi thuyết trình phải gián
đoạn. Đối với những trường hợp này, bạn hãy cố gắng giảm bớt sự căng thẳng, đảm
bảo với mọi người ai cũng có cơ hội được phát biểu và lặp lại trật tự càng sớm
càng tốt. Nhắc mọi người nhớ lại mục đích của buổi thuyết trình phải gián đoạn.
Đối với những trường hợp này, bạn hãy cố gắng giảm bớt sự căng thẳng, đảm bảo với
mọi người ai cũng có cơ hội được phát biểu và lặp lại trật tự càng sớm càng tốt.
Nhắc mọi người nhớ lại mục đích của buổi thuyết trình để đưa họ trở lại đúng hướng
đi của bạn. Hãy cố gắng chứng tỏ cho mọi người thấy, bạn có khả năng kiểm soát
được tình hình. Tuy nhiên, nếu mọi chuyện trở nên xấu đi, bạn hãy đề nghị mọi
người hỗ trợ,ví dụ đề nghị những thành viên của ban tổ chức giúp đỡ hoặc chấm dứt
buổi thuyết trình.
Nguồn: Tim Hindle
Tư Duy Kiểu Sáu Chiếc
Mũ
“Sáu chiếc mũ tư duy” là một kỹ thuật có tác động rất mạnh mẽ
do Edward de Bono tạo ra. Kỹ thuật này được sử dụng để xem xét các quyết định từ
nhiều góc độ, giúp bạn tư duy khác biệt và có được cái nhìn toàn diện về một
tình huống.
Nhiều người thành đạt tư duy từ một quan điểm tích cực và lý
trí. Tuy nhiên, nếu họ không xem xét vấn đề từ một quan điểm xúc cảm, sáng tạo
hay tiêu cực, họ có thể đánh giá thấp những cản trở đối với các kế hoạch, thất
bại trong việc tạo ra những bước đột phá sáng tạo, và bỏ qua tầm quan trọng của
các kế hoạch bất ngờ.
Ngược lại, những người bi quan có thể quá thủ thế, trong khi
những người cảm tính có thể không xem xét các quyết định một cách bình tĩnh và
lý trí.
Mỗi “chiếc mũ tư duy” là một phong cách tư duy khác nhau và
kỹ thuật “sáu chiếc mũ tư duy” sẽ giúp bạn kiểm điểm các vấn đề từ nhiều góc độ,
cho phép đưa ra những quyết định kết hợp được với tham vọng, tính hiệu quả, sự
nhạy cảm và sự sáng tạo.
Các nhà quản lý nên chọn từng chiếc mũ khác nhau cho tình huống và các ưu tiên
của bạn.
1. Mũ trắng: Tập trung vào những
dữ kiện có sẵn. Xem xét các thông tin bạn có và xem bạn có thể học được gì từ
đó. Tìm ra những lỗ hổng kiến thức, thử lấp chúng hay xem xét chúng bằng cách
phân tích những xu hướng đã qua và ngoại suy theo dữ liệu.
2. Mũ đỏ: Xem xét các vấn đề bằng
cách sử dụng trực giác, tình cảm, và phản ứng mạnh mẽ. Thử tư duy xem những người
khác phản ứng cảm tính như thế nào, và cố hiểu được phản ứng của những người
không biết lỹ lẽ của bạn.
3. Mũ đen: Nhìn vào tất cả những
điều tệ nhất của vấn đề, cố tìm xem tại sao vấn đề này không tiến triển. Điều
này cho thấy rõ những điểm yếu của kế hoạch, cho phép bạn loại trừ hay sửa chữa
chúng hay chuẩn bị những kế hoạch trù bị cho chúng. Điều này giúp cho kế hoạch
của bạn linh hoạt hơn. Đây là một trong những lợi ích thật sự của kỹ thuật này,
khi các vấn đề có thể được lường trước và ngăn chặn.
4. Mũ vàng: Đòi hỏi tư duy tích
cực và lạc quan, điều này giúp bạn nhìn thấy các lợi ích của một quyết định. Nó
giúp bạn vẫn tiếp tục bước tới khi mọi thứ trở nên khó khăn.
5. Mũ xanh lá cây: Bao gồm việc
phát triển những giải pháp sáng tạo. Đây là một kiểu tư duy tự do mà trong đó
có rất ít phê phán đối với các ý tưởng.
6. Mũ xanh da trời: Nhấn mạnh
việc kiểm soát quy trình, và được những người chủ trì cuộc họp thể hiện. Khi đã
hết ý tưởng, sử dụng tư duy kiểu mũ xanh có thể có ích, vì phương pháp sáng tạo
này có thể kích thích việc tạo ra những ý tưởng mới.
Nguồn: sưu tầm
1. Tha thứ cho bản thân
Mỗi chiếc bút chì
gỗ đều đi kèm với một cục gôm nhỏ được gắn ở phía trên. Nó được dùng để xoá đi
những câu chữ sai hay những nét vẽ lệch hướng. Cục gôm này chính là hình ảnh
tượng trưng cho sự tha thứ mà bạn dành cho chính mình. Bạn có thể mắc phải sai
lầm, có thể đi lệch hướng hay thậm chí là vấp ngã. Nhưng thay vì ngồi mãi một
chỗ để gặm nhấm thất bại và tự dằn vặt, trách móc bản thân thì tốt hơn hết là
sử dụng “cục gôm tha thứ”. Chỉ khi làm được điều này rồi thì bạn mới có thể
đứng dậy bước tiếp và viết nên những trang mới cho cuộc đời mình.
2. ‘Mài dũa’ bản thân từng ngày
Một chiếc bút chì
để lâu ngày sẽ bị “cùn” đi. Kiến thức và những kĩ năng của bạn cũng vậy, nếu
như không được trau dồi và gọt dũa thường xuyên thì sớm muộn gì rồi cũng sẽ
“cùn” dần. Vậy nên nhớ đều đặn trau dồi và “mài vót” lại những gì mà bạn đang
có để có thể ngày càng sắc bén hơn nữa nhé!
3. Lửa thử vàng, gian nan thử sức
Có thể bạn không
biết nhưng vỏ của tất cả các loại bút chì đều được làm từ những loại gỗ dễ
cháy. Tuy nhiên điều đặc biệt và thú vị nhất đó là dù lớp vỏ có cháy hết đi
chăng nữa thì lõi bút vẫn sẽ không bao giờ bị cháy theo. Không những vậy, lửa
còn làm cho phần lõi được lộ
ra ngoài với màu
sắc bóng và đẹp hơn cả lúc đầu. Cũng giống như khi bạn dám đương đầu với mọi
khó khăn để sống hết mình thì chắc
chắn đến một ngày
nào đó, giá trị của bạn rồi cũng sẽ được mọi người biết đến, thậm chí là toả
sáng. Quan trọng là bạn có chịu “cháy” hết mình hay không thôi!
4. Luôn để lại những dấu ấn tốt đẹp
Bằng một chiếc bút
chì nhỏ trong tay, người ta có thể vẽ ra cả một bức tranh hoặc viết ra những
câu chữ khiến người đọc cảm thấy hạnh phúc. Nhưng cũng với chính cây bút chì
đó, người ta có thể vẽ nên những thứ xấu xí hay viết ra những dòng chữ có thể
làm tổn thương bất kì ai. Điều này cũng tương tự như cách ứng xử của bạn với
những người xung quanh. Thử ngẫm lại xem từ hôm qua đến giờ bạn đã cười với bao
nhiêu người, làm bao nhiêu người thấy hạnh phúc?
5. Biết đâu là điểm mạnh của mình
Khác với những
chiếc bút lông có thể vẽ hoặc viết lên bất kì đâu, bút chì lại thường chỉ phát
huy hết công dụng của nó khi được sử dụng
trên mặt giấy. Bản
thân mỗi người trong chúng ta cũng vậy. Ai cũng đều có những điểm mạnh riêng,
những lợi thế riêng mà người khác không phải ai cũng có được. Nắm bắt những thế
mạnh đó và cố gắng hết sức để phát huy nó thay vì mải miết chạy theo những
“giấc mơ
quá tầm”. Cứ “chơi
đúng sân” chắc chắn đến ngày thành công tìmđến với bạn.
6. Được dẫn đường để phát huy hết khả năng
Một chiếc bút chì
sẽ luôn tạo ra được những thứ hay ho, thú vị nếu như nó được “chỉ đường dẫn
hướng” bởi một người chủ tài năng. Bạn
cũng hoàn toàn có
thể làm nên những điều phi thường nếu như được một ai đó hướng dẫn tận tình.
Hơn bảy tỉ người ngoài kia ắt hẳn rất nhiều người đang có được những kiến thức,
kĩ năng mà bạn còn thiếu và sẵn sàng giúp đỡ bạn một tay để có thể thể hiện hết
những gì tốt
nhất ở bạn. Hãy tìm
cho riêng mình một người nào đó để giúp bạn khá hơn từng ngày và phát huy hết
những gì bạn có!
7. Cốt lõi mới là thứ quan trọng nhất
Thường thì bạn sẽ
đánh giá chất lượng của một chiếc bút chì dựa vào yếu tố gì? Độ dài của bút,
chất liệu gỗ làm nên hay những hoa
văn, hoạ tiết bên
ngoài? Thực ra thì với một chiếc bút chì gỗ, phần lõi graphit bên trong mới
thực sự là thứ tạo nên giá trị cho nó. Vì vậy
trước khi đưa ra
bất cứ đánh giá hay nhận xét nào dành cho người khác, hãy chắc chắn rằng bạn đã
hiểu được phần “cốt lõi” của họ thay vì chỉ dựa nên lớp vỏ bên ngoài nhé! Nguồn: Sưu tầm
Chinh phục được nhà tuyển dụng khó khăn nhưng chỉ là bước
đầu. Vấn đề quyết định là bạn có trụ được và phát triển với công việc đó hay
không. Nhiều công việc có cơ hội phát triển rất tốt, nhưng vì những "phẩm
chất" của mình, chính mình tự bỏ đi cái cơ hội đó mà không hề biết.
Những ngày đầu mới nhận việc ở môi trường mới, là những ngày "tuần trăng
mật" của cuộc hôn nhân giữa bạn với công ty. Là tâm trạng của cô dâu mới
về nhà chồng, chúng ta thường "rón rén" quan sát, tìm hiểu công việc
và những người xung quanh, đặc biệt quan sát ai là người ảnh hưởng nhất đến nơi
mình đang làm. Sếp trực tiếp mình có đặc điểm gì, xung quanh đồng nghiệp của
mình ra sao...
Sau khi đã quen với môi trường làm việc mới, cá tính của mình bắt đầu bộc lộ
ra. Những kẻ tài năng thường có cá tính mạnh, những kẻ yếu thì phải biết vâng
lời ...đó là đặc điểm thường gặp. Ở đây không bàn đến năng lực chuyên môn, mà
bàn về tính cách của chúng ta.
Khả năng chuyên môn chỉ là điều kiện cần. Điều kiện đủ chính là tính cách, cá
tính của bạn phù hợp với những tiêu chí mà nhà quản lý, lãnh đạo cần. Cá tính
cũng phát triển theo 2 chiều hướng, tích cực và tiêu cực. Các Sếp mong muốn bạn
thể hiện trách nhiệm trong công việc, đoàn kết, hòa đồng và giúp đỡ lẫn nhau.
Tận tụy trong công việc, thật thà, đóng góp những sáng kiến góp phần phát triển
công ty. Khả năng quản lý nhóm hay điều khiển nhân sự dưới quyền...Tuy nhiên,
chẳng có ai có tính cách đẹp đẽ thuần túy như vậy.
Bên cạnh những điều Sếp mong muốn như trên, nhiều cá tính Sếp rất ngán nếu phải
nhìn thấy ở nhân viên. Đó là những phẩm chất gì?
- Thiếu tinh thần trách nhiệm trong công việc : nhiều kẻ quan niệm rằng làm việc
tới tháng nhận lương nên không cần phải cố gắng chi cho mệt. Với những "kỹ
xảo" lánh nặng tìm nhẹ sẽ giúp cho bản thân ta "thảnh thơi" hơn.
Trước mặt mọi người ta thể hiện rất có trách nhiệm, nhưng sau đó, bằng những
"thủ thuật" khéo léo, ta đùn đẩy việc cho hết người này đến người
kia. Tình trạng này kéo dài, bạn sẽ lọt vào "bảng phong thần" của Sếp
mà chính bạn chẳng hay biết.
- Thường xuyên bất mãn, không cố gắng : cuộc sống cũng như công việc, cái mà
chúng ta thích rất ít. Cuộc sống bắt ta phải làm. Nhiều người tỏ ra bất mãn khi
được giao công việc không như ý. Bạn thường xuyên thể hiện sự chán nản và không
cố gắng, thường tỏ thái độ bất cần...sớm hay muộn gì bạn cũng phải thay đổi nơi
làm việc mà thôi.
- Tỵ nạnh nhau công việc, gây mất đoàn kết, lôi kéo những kẻ khác ủng hộ mình: Đó là hành động bạn đang phá hoại tổ chức mà Sếp đang cố gắng xây dựng, điều
này thật nguy hiểm. Những bạn đã có chút vị trí và có ảnh hưởng đến người khác,
đây là điều rất cấm kỵ. Khi Sếp trảm bạn rồi, ekip mà bạn lôi kéo cũng phải đi
theo, vì có ở lại cũng làm gián điệp cho bạn mà thôi.
- Cố ý làm trái , gây thất thoát, thiệt hại cho tổ chức, bán thông tin cho đối
thủ...là tội rất nặng, cần phải loại bỏ khi phát hiện.
Như vậy, đứng về mặt tổ chức, công tác nhân sự rất quan trọng. Muốn cơ cấu hay
bố trí lại công việc, bắt đầu từ khâu tổ chức nhân sự. Chọn nhầm người gây hậu
quả nghiêm trọng. Với kinh nghiệm thương trường cùng những thông tin đa dạng. Sếp
rất nhạy cảm khi có sự "biểu hiện" hơi khác của nhân viên. Con mồi
thì vẫn vô tư vì nghĩ rằng chẳng ai biết. Bạn đã vào danh sách cần phải theo dõi
thì khó mà tạo được sự uy tín và thăng tiến trong công việc.
Kinh nghiệm của Sếp là tin thì dùng, không tin không dùng. Năng lực yếu thì sẽ
được đào tạo, quan trọng là an toàn. Có thể thấy rằng, khi tin tưởng sẽ được
giao việc quan trọng. Khi phụ trách những việc quan trọng nghĩa là chính công
việc đó sẽ đào tạo cho bạn, Sếp sẽ chia sẻ kinh nghiệm những lúc cần thiết. Sự
thăng tiến và tưởng thưởng sẽ theo đó mà tìm đến bạn. Ngược lại, dù khả năng
của bạn rất khá, nhưng những "phẩm chất" của bạn "trái
cách", bạn sẽ không bao giờ là người quan trọng để giao những công việc
quan trọng.
Trên thực tế, không phải lỗi của bạn mà do tổ chức. Điều đó đúng, nhưng nếu bạn
thay đổi thường xuyên công việc mà bạn không thể phát triển được thì phải xem
lại chính bạn.
Đến đây, chúng ta thấy rằng, chuyên môn khá chỉ là điều kiện cần. Phẩm chất
"đúng cách" mới là điều kiện đủ. Có đủ 2 điều kiện chúng ta mới thành
công. Điều này giải thích tại sao nhiều người học giỏi nhưng vẫn không thể
thành công được vì còn thiếu.
Những phẩm chất tốt và xấu tạo nên cá tính của mỗi chúng ta. Không có ai tốt
đẹp hết và cũng chẳng có ai xấu xa tất cả. Cái tốt và cái xấu luôn tồn tại
trong mỗi con người chúng đấu tranh với nhau. Bên nào thắng sẽ thể hiện ra hành
động. Nhận thức được điều này giúp chúng ta loại bỏ bớt tính "khôn
lỏi" vốn là đặc tính nổi trội của người Việt Nam.
Chúng ta thường được dạy rằng, người Việt thông minh, khéo tay, chịu
khó...nhưng bên cạnh đó sự vô tổ chức, tỵ nạnh, khôn lỏi...cũng nổi trội không
kém. Điều đó làm cho nhiều nước ngán lao động Việt Nam. Khi nào đặc tính này
còn lất át những ưu điểm của người Việt, lúc đó ta vẫn không thể thành công và
Việt Nam vẫn đi trên con đường nghèo nàn lạc hậu.
Nguồn: Sưu tầm
- [Kỹ Năng HR] Quy định về thử việc
- Làm 52 phút, nghỉ 17 phút.
- [Kỹ Năng HR] Làm gì khi nhân viên gây thiệt hại cho doanh nghiệp?
- [Tin tức HR] Nhân sự cấp cao hưởng lương 110 triệu đồng/tháng
- 10 Quy luật Thú Vị Trong Cuộc Sống
- 5 Người Giỏi Nhất Giúp Bạn Thành Công
- Những Kẻ “Đối Nghịch”, Xử Lý Như Thế Nào?
- Tư Duy Kiểu Sáu Chiếc Mũ
- 7 Bài Học Từ Cây Bút Chì
- Những Phẩm Chất Nào Của Bạn Mà Sếp Ngán Nhất
- Những Kỹ Thuật Để Bạn Vượt Qua Tình Trạng Trì Hoãn
- 12 Lý Do Khiến Bạn Trở Thành Người Hay Trì Hoãn
- Phong Cách Nhà Quản Lý: Sếp Nga Quan Liêu, Sếp Pháp Độc Đoán_P2
- Phong Cách Nhà Quản Lý: Sếp Nga Quan Liêu, Sếp Pháp Độc Đoán_P1
- Làm Thế Nào Để Cải Thiện Giọng Nói Của Bạn?
- Làm Thế Nào Để “Hút” Những Điều Bạn Muốn?
- Thuyết Trình một cách tự tin_P2
- Thuyết Trình một cách tự tin_P1
- 10.000 Giờ - Cái Giá Phải Trả Cho Thành Công
- Tránh Sự Nản Lòng Của Nhân Viên
- Phải Làm Gì Khi Nhân Viên Tài Năng Nghỉ Việc?
- 10 Trở Ngại Trong Thuyết Phục, Đàm Phán
- Nguyên Tắc Vàng Để Cải Thiện Giọng Nói
- Tăng Hiệu Suất Công Việc Lên 400%
- 3 Câu Nói Giúp… Hủy Hoại Công Ty Bạn
- Giàu Có Không Dành Cho Kẻ “Há Miệng Chờ Sung”
- 8 Khuôn Mẫu Bạn Cần Tránh Xa Nếu Muốn Giàu Có
- 3 Bí Quyết Giúp Thiết Lập Quan Hệ Hiệu Quả
- Tư Thế Tốt Nhất Khi Thuyết Trình
- Giải Quyết Tình Trạng “Trễ Vài Phút”
- Cách Khởi Đầu Là Ngưng Nói Và Bắt Tay Làm
- Khen Thưởng Sự Tiến Bộ
- Phân Tích Đối Thủ Cạnh Tranh
- Muốn Sáng Tạo Hơn Phải Bắt Đầu Từ Đâu?
- Sức Mạnh Của Lời Khen Ngợi
- 9 Quy Tắc Vàng Cần Có Tại Góc Làm Việc
- Nâng Cao Kỹ Năng Hòa Hợp Với Người Khác
- 5 Kiểu Người Cơ Bản Trong Làm Việc Nhóm
- Chiến Thắng Ngày Làm Việc Buồn Chán
- Cách Giải Quyết Cơn Nóng Giận Nơi Công Sở
- Tại Sao Công Ty Vẫn Có Khả Năng Bị Phá Sản Khi Đang Làm Ăn Có Lãi?
- Bí Quyết Trở Thành Một Doanh Nhân Làm Việc Hiệu Quả
- Tỏa Sáng Nơi Công Sở - Tại Sao Không ?
- 6 Bí Quyết Để Trở Thành Nhà Lãnh Đạo Giỏi
- Vì Sao Bạn Chưa Thể Trở Thành Nhà Lãnh Đạo Tài Ba?
- Trái Cấm Trong Nghệ Thuật Lãnh Đạo
- Giao Tiếp Qua Ánh Mắt: Bạn Đã Biết Cách?
- 7 Dạng Quyền Lực Công Sở
- Dấu Hiệu Sếp Muốn Sa Thải Bạn
- Giao Tiếp Khôn Khéo Nơi Công Sở
- Cách Trả Lời Câu Hỏi Khó Trong Buổi Thuyết Trình
- 7 Sai Lầm Thường Gặp Trong Quản Lý Thời Gian
- Tư Duy Ngắn Hạn Và Dài Hạn
- 4 Cách Tự Lừa Gạt Bản Thân Trong Công Việc
- Khảo Sát Mức Độ Hài Lòng Của Nhân Viên_P2
- Khảo Sát Mức Độ Hài Lòng Của Nhân Viên_P1
- Rèn Luyện Kỹ Năng Khi Phỏng Vấn Ứng Viên
- Khách Hàng Của Bạn Quan Tâm Điều Gì?
- 10 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Kỹ Năng Lãnh Đạo Của Bạn
- Tăng Cường Khả Năng Sáng Tạo Của Nhà Quản Lý
- Xây Dựng Văn Hóa Không Trách Phạt
- Thu Xếp Các Cuộc Phỏng Vấn Hiệu Quả
- Nhân Viên Là Nguồn Tài Nguyên Giá Trị Nhất
- Phong Cách Chỉnh Tề
- Đào Tạo Nhân Lực: Chi Phí Hay Đầu Tư?
- Thực Tập Kỹ Năng Thuyết Trình
- Làm Việc Thông Minh Hơn Chứ Không Phải Căng Thẳng Hơn
- F5 Bàn Làm Việc Để Giải Tỏa Stress
- Đọc Thông Tin Sao Cho Hiệu Quả
- Người Lãnh Đạo Trong Những Tình Huống Khó Khăn
- Cách Đánh Giá Một Bản Sơ Yếu Lý Lịch
- Tăng Cường Trí Nhớ
- Thừa Nhận Sai Lầm Để Thành Công
- Xây Dựng Lòng Tin
- Phát Triển Kỹ Năng Tại Việt Nam
- Tư Duy Hiệu Quả Cho Nhà Quản Lý
- Một Số Lưu Ý Khi Soạn Thảo Bài Thuyết Trình
- Bức Tranh Ghép Trong Cuộc Sống Và Công Việc Của Bạn Đã Hoàn Thiện Chưa?-P2
- Làm Suy Yếu Vị Thế Đối Phương Trong Thương Lượng
- Làm Chủ Cảm Xúc
- Vọng Tưởng Và Thực Tế Trong Khởi Nghiệp
- 10 Bí Quyết Trở Thành Người Quản Lý Giỏi
- Bức Tranh Ghép Trong Cuộc Sống Và Công Việc Của Bạn Đã Hoàn Thiện Chưa?-P1
- Học Cách Lắng Nghe
- Thích Ứng Với Sự Thay Đổi Của Tổ Chức
- Kỹ Năng Tự Chuẩn Bị Cho Buổi Thương Lượng
- Xây Dựng Những Phong Cách Gây Ảnh Hưởng
- Bạn Có Biết Cử Chỉ Của Mình Nói Lên Điều Gì Không?
- Nhận Diện Các Dấu Hiệu Cảnh Báo Stress
- Kỹ Năng Trao Đổi Khi Thương Lượng: Nếu Muốn Nhận, Bạn Phải Cho
- Bạn Có Tin Vào Khả Năng Của Mình?
- Bí Quyết Thích Nghi Với Công Việc Hằng Ngày
- Hãy Là Người Quản Lý Giỏi
- Cái Giá Của Sự Thành Đạt
- Kỹ Năng Thuyết Trình-Tìm Hiểu Về Cử Tọa
- Hiểu Rõ Ngôn Ngữ Cơ Thể
- Stress Công Sở
- Sự Khác Biệt Văn Hóa Qua Ngôn Ngữ Cử Chỉ Các Nước
- Kỹ Năng Lãnh Đạo - Lãnh Đạo Một Cách Hiệu Quả
- Thương Lượng Là Gì?
(*)  Các tài liệu được thiết kế chuyên nghiệp, các hướng dẫn, các bài tập, hoạt động, trò chơi được đưa ra chi tiết, logic đáp ứng được nhu cầu đào tạo nội bộ và phát triển nhân viên dự án của công ty chúng tôi.Các tài liệu này giúp chúng tôi chủ động kế hoạch đào tạo huấn luyện nhân
Loan Pham - Giám đốc dự án - Harvey Nash Việt Nam
(*)  Practical and realistic!
Phạm Thanh Lịch, Harvey Nash Vietnam
(*)  Giáo trình chuyên nghiệp và phương pháp, hoạt động giảng dạy gây hứng thú cho học viên.
Nguyễn Thị Minh Huệ - Manager - Doosan Vina
(*)  The training was extremely beneficial. It has definitely given me knowledge and skills being used for my work and life improvement. It was very inspirational and energizing with training material together with lots of exercises, games, video clips to illustrate points. I would highly recommend to others.
Amina Hamith - Lecturer - HCM University of Science
(*)  Các khóa học cực kỳ hữu ích và thực sự cần thiết dành cho đào tạo nhân viên. Rất vui vì nhận được nhiều thông tin tốt sau các khóa học này.
Tăng Phước Tín, Samsung Vietnam
(*)  Đào tạo tốt - Tài liệu chuyên nghiệp - Hiệu quả đào tạo cao
Hồ Lâm Quốc Tài - Group Manager - Doosan Vina
(*)  Các khóa học cung cấp đầy đủ tài liệu, dụng cụ học tập phù hợp với người học. Các nội dung được trình bày súc tích và được biên soạn kỹ lưỡng. Các hoạt động tương tác thực hành phù hợp, thu hút tinh thần người học.
Th.S Nguyễn Tri Tuấn - Giảng viên, Phó Trưởng Phòng SeLab - ĐH KHTN TPHCM
(*)  Các gói tài liệu được thiết kế chi tiết, logic, chuyên nghiệp đáp ứng nhu cầu huấn luyện nội bộ của chúng tôi.
Th.S. Phan Nguyễn Minh - Manager - Công ty 3M Việt Nam
(*)  Đây là một giải pháp hiệu quả hỗ trợ chúng tôi huấn luyện nhân viên bằng chính các nhân viên có kinh nghiệm trong tổ chức.
Nguyễn Thị Như Hảo - OCB Bank
(*)  Các gói tài liệu được thiết kế tốt, chi tiết. Chúng tôi có thể chỉnh sửa lại tùy theo đối tượng nhân viên và huấn luyện không giới hạn nhân viên cũng như về thời gian.
Lê Văn Quang - Quản lý - Vinaphone
(*)  Các khóa học có những bài học rất thú vị, hoạt động bài tập có tính tương tác cao, tài liệu rõ ràng.
Trương Tấn Sang - Project Manager - Glandore Systems
(*)  Các khoá học giúp cho tôi có thêm những kiến thức, những trải nghiệm rất bổ ích trong cuộc sống cũng như trong công việc. Về tài liệu cũng như các hoạt động rất phù hợp với nội dung, phục vụ tốt cho việc học tập.
Phan Hồng Vân - Recruitment Consultant - Glandore Systems
(*)  Các tài liệu hữu ích, bổ sung các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho quá trình làm việc; giúp học viên có một cách nhìn khác về những mình đã và đang làm để làm tốt hơn.
Nguyễn Hoàng Quân - Jr Tech Manager - Glandore Systems
- Nghi Thức Kinh Doanh
- K? N?ng Vi?t Trong Kinh Doanh
- Kỹ Năng Giải Quyết Vấn Đề Sáng Tạo
- Kỹ Năng Huấn Luyện Và Cố Vấn
- Kỹ Năng Giao Tiếp Hiệu Quả
- Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian - Quản Lý Bản Thân
- Kỹ Năng Tập Huấn Đào Tạo
- Kỹ Năng Giải Quyết Xung Đột
- Kỹ Năng Dịch Vụ Khách Hàng
- Trí Tuệ Cảm Xúc
- Kỹ Năng Quản Lý Đội Nhóm
- Kỹ Năng Quản Lý Nguồn Nhân Lực
- Kỹ Năng Lãnh Đạo
- Hệ Thống Lean Six Sigma
- Kỹ Năng Quản Lý Cuộc Họp
- Kỹ Năng Tạo Động Lực
- Kỹ Năng Đàm Phán
- Kỹ Năng Quản Lý Dự Án
- Kỹ Năng Quản Lý Stress
- Kỹ Năng Ứng Xử Và Tạo Lập Mối Quan Hệ Cá Nhân
- K? N?ng Làm Vi?c Nhóm Và Xây D?ng ??i Nhóm
- Kỹ Năng Quản Lý Sự Thay Đổi